Đăng ký  |  Đăng nhập
Công Ty Điện lực Yên Bái  -  Thursday, December 7, 2023
 
Công tác pháp chế trong Doanh nghiệp
 
2017-03-13 15:25:44

           Hoạt động của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN)  hiện nay đều gắn liền với thị trường và chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh, ở Việt Nam tuỳ môi trường hoạt động mà tác động của quy luật này biểu hiện ở nhiều cấp độ trong các thành phần kinh tế khác nhau.Kể từ khi Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thì hơn lúc nào hết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn thành công, phát triển bền vững không thể không tuân thủ các quy định của pháp luật và những cam kết quốc tế.

Khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ngày càng có rất nhiều giao dịch thương mại được ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài. Ðiều này cũng đồng nghĩa với việc những rủi ro pháp lý là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Để tư vấn, tham mưu giúp lãnh đạo doanh nghiệp vận dụng hợp lý đường lối, chính sách của nhà nước, tìm hiểu đối tác làm ăn để nắm bắt kịp thời cơ hội và hạn chế rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. các doanh nghiệp cần có một bộ phận chuyên nghiệp độc lập làm công tác pháp chế.

         Tổ chức Pháp chế trong Doanh nghiệp chính là bộ phận tư vấn, hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp những vấn đề thuộc phạm vi pháp luật, khắc phục những sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ, làm đầu mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các công ty luật, các tổ chức tư vấn pháp chế để tham kiến hoặc thuê tư vấn pháp luật khi những vấn đề vượt tầm kiểm soát nội bộ. Lợi ích đầu mà pháp chế mang lại cho doanh nghiệp đó là bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận là yếu tố hàng đầu, nhưng để đạt được lợi nhuận một cách an toàn, hiệu quả mà không gặp rủi ro thì yếu tố an toàn pháp lý phải được bảo đảm. Pháp chế cũng giúp doanh nghiệp luôn tìm hiểu, nắm bắt kịp thời những thay đổi về chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước để kịp thời tránh cho doanh nghiệp những thiệt hại không đáng có. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng tư vấn pháp luật hay chính doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một bộ phận pháp chế hỗ trợ pháp lý cho chính doanh nghiệp là rất cần thiết.

*Chức năng, nhiệm vụ chính của Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp.

 - Quản lý các văn bản quy phạm pháp luật : Cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng... ,

 - Quản lý quy chế nội bộ : Soạn thảo, thẩm định sự tuân thủ pháp luật đối với các dự thảo quy chế, quy định quản lý nội bộ và các văn bản quan trọng khác của đơn vị. Đây là nhiệm vụ quan trọng và là công tác thường xuyên của Bộ phận pháp chế.

-Tư vấn pháp luật: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế cần chủ động phát huy tối đa vai trò tư vấn pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu phòng ngừa và hạn chế tối đa những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra trong quá hoạt động, đồng thời đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật.

 

Ảnh : Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật của EVN (  theo evn.com.vn)

 -Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và Quy chế quản lý nội bộ: Đây là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động pháp chế, do đó cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

 

 Nhận thức được vai trò đó Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt nam đã rất chú trọng đến công tác pháp chế trong các doanh  nghiệp trực thuộc. Cụ thể, cơ cấu tổ chức pháp chế từ Tập đoàn đến các đơn vị được kiện toàn mạnh với các ban, phòng, cán bộ làm công tác pháp chế. Đội ngũ làm công tác pháp chế phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Các tổ chức pháp chế trong Tập đoàn đã tham mưu giúp việc cho Tập đoàn cũng như các đơn vị đạt hiệu quả và có nhữngđóng góp quan trọng cho những thành tựu, kết quả sản xuất - kinh doanh tốt đẹp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

 

Ảnh : Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật của PCYB

                                                                                       Hà Hoàng - P12

 
Tin cùng thư mục :
Quyết định số: 2941/QĐ-BCT ngày 08/11/2023 của Bộ Công Thương Quyết định Quy định về giá bán điện
Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 08/11/2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân
Các điểm mới của thông tư 42/2022/TT-BCT
Thông tư số 09/2023/TT-BCTngày 21 tháng 4 năm 2023:
Phát hiện phần mềm gián điệp Vidar ẩn mình trong các tệp trợ giúp Microsoft
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp.
Nâng cao ý thức và vai trò của Cộng đồng trong bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp
Thông tư 23/2020/TT-BCT Quy định phương pháp xác định mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại
Thông tư 22/TT-BCT Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện
Thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Bộ Công Thương về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện
Top  |  Home